CHỌN ĐỒ CHƠI CHO BÉ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 1 TUỔI ?

Mẹ chỉ cần cho con rối lồng vào các ngón tay của mình, biết diễn trước mặt bé, vừa cử động ngón tay vừa kể cho bé nghe những câu chuyện ngộ nghĩnh. Đồ chơi trẻ em là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc và nuôi dạy các bé. Để có thể giúp bé phát triển toàn diện và cũng là phát huy tối đa công dụng của đồ chơi, cha mẹ cần biết cách chọn lựa loại đồ chơi phù hợp và an toàn cho bé, đặc biệt là với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chọn đồ chơi cho bé từ 6 tháng đến 1 tuổi thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây đã được Linh Anh Kids tổng hợp lại rất chi tiết.

1.Bé từ 6 – 9 tháng tuổi
Bé lúc này đã bắt đầu biết chơi cũng những món đồ chơi của riêng mình, nếu muốn bé có thể tăng khả năng nhận biết và kích thích sự vận động ngày càng nhanh nhạy và chính xác hơn thì cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển trong giai đoạn này của bé. Bé đã biết tự mình ngồi thẳng lưng, biết bò và trườn khá linh hoạt, bò nhanh khi được 9 tháng tuổi. Bé cũng có thể chuyển từ tư thế nằm sang ngồi và ngược lại, dùng tay đỡ cơ thể để không bị ngã khi ngồi. Một số bé còn biết chơi ú òa, cười khi vui vẻ, thị lực của bé cũng phát triển hơn nên nhận biết được rất nhiều màu sắc khác nhau. Dựa vào những đặc điểm này, mẹ có thể chọn các loại đồ chơi sau:
– Xe thả đồ cho bé: tăng khả năng quan sát, luyện tập khả năng nắm bắt đồ vật nhanh nhẹn. Khi chơi với món đồ chơi này, bé sẽ quan sát rồi bắt lấy những khối đồ thả xuống. Chỉ cần chơi vài lần là bé có thể có sự dự đoán chính xác vị trí đồ vật rơi xuống để bắt lấy, chắc chắn bé sẽ rất thích thú với trò chơi này. Khi cho bé chơi trò này, cha mẹ đừng bỏ qua hành động vỗ tay để động viên và khích lệ bé khi bé bắt được những khối đồ này nhé.

– Đồ chơi trẻ em hình khối: mẹ hãy sắp xếp các món đồ chơi an toàn và không độc hại xung quanh bé để bé có thể khám phá được nhiều hình dạng, kích thước cũng như cấu trúc khác nhau. Khi chơi, bố mẹ nên chỉ vào và mô tả hình dạng, màu sắc của khối đồ vài lần để bé sẽ từ từ nhận biết và có thể nhớ được đặc điểm của những khối đồ đó. Trò chơi này giúp gia tăng khả năng phối hợp giữa tay và mắt cho bé rất hiệu quả.
– Đồ chơi rối tay: dù chỉ là con rối nhỏ bé nhưng mẹ có thể làm cho chúng cùng vui đùa, nhảy múa hay cùng bé ca hát. Món đồ chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho bé yêu. Không hề khó chút nào, mẹ chỉ cần cho con rối lồng vào các ngón tay của mình, biết diễn trước mặt bé, vừa cử động ngón tay vừa kể cho bé nghe những câu chuyện ngộ nghĩnh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú, bé cũng có thể học cách quan sát nhanh hơn, đôi mắt thêm linh hoạt hơn khi theo dõi theo những chuyển động của con rối. Hơn thế, bé còn có thể phát triển khả năng tư duy cùng trí tưởng tượng thêm phong phú hơn.

2.Bé từ 9 – 12 tháng tuổi
Các bé từ 9 – 12 tháng tuổi đã có thể đứng khá vững, một số bé còn có thể bước đi những bước đi đầu tiên và ít bị phụ thuộc vào chiếc xe đẩy trẻ em giá rẻ như trước. Các bé thường có xu hướng phát triển tính cách độc lập, bé thích bò hoặc tập đi 1 mình ra những khu vực khác ngoài vòng tay cha mẹ. Không những thế, bé cũng rất thích dùng tay để khám phá những đồ vật xung quanh. Do đó cha mẹ nên sắp xếp đồ vật trong nhà sao cho thật an toàn và gọn gàng, đặc biệt là với những loại dây điện, ổ điện, phích nước nóng, đồ vật dễ vỡ. Một số bé còn có thể hiểu được ý nghĩa khi bạn nói “không” để ngăn cản bé làm gì đó. Những đồ chơi phù hợp với bé lúc này bao gồm:

– Bóng nhựa: không cần phải chờ đến lúc bé biết đi mới cho bé chơi trò đá bóng. Ngay khi bé nhà bạn được 9 – 12 tháng tuổi, bạn hãy đặt một quả bóng nhỏ và nhẹ trước mặt bé rồi bế bé lên, đưa chân đá chân vào quả bóng, cho bé nhún nhảy nhịp nhàng để tăng cường sức khỏe cho đôi chân. Đây có thể là viên gạch nền cho quá trình biến bé trở thành một cầu thủ thực sự đấy. Các trò chơi với bóng rất tốt cho việc rèn luyện sức khỏe, nhất là rèn luyện đôi chân vững chắc cho các bé.

– Đồ chơi xây tháp: hộp giấy, hộp sữa chua, bát nhựa, sách vải và các khối xếp hình đều có thể trở thành công cụ để bé xây một toà tháp cho riêng mình. Không cần quá cầu kỳ, mẹ chỉ cần chồng các món đồ lên nhau đến khi chúng đổ nhào xuống nền nhà. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú với trò chơi này. Không những thế, bé còn có thể học thêm về hình dáng, kích cỡ và màu sắc của đồ vật nếu mẹ khéo léo lồng ghép vào trò chơi.
– Xe tập đi cho bé yêu: không phải mọi bé đều có thể biết đi trong những tháng này và để hỗ trợ cho bé thì mẹ có thể chọn xe tập đi gắn đồ chơi hoặc hình thú ngộ nghĩnh, phát ra âm thanh vui nhộn để kích thích bé bước đi về phía trước. Hãy bắt đầu cho bé làm quen với xe tập đi trong nhà hoặc một khoảng sân nhỏ, khi nào bé đã quen với việc sử dụng xe thì có thể đưa bé ra không gian rộng hơn. Các mẹ cần chú ý rằng sử dụng xe tập đi là để khuyến khích trẻ tập đi, nếu bé không thích tập hay không thoải mái khi ngồi xe thì không nên ép bé làm gì.
– Sách ảnh giải trí giáo dục cho bé: sách ảnh là đồ chơi cho bé không thể thiếu nếu mẹ muốn đặt nền móng cho bé trong việc học tập ngay từ giai đoạn này. Bé cũng sẽ thích thú các trò chơi tìm và nhận diện đồ vật nên sách ảnh là lựa chọn tốt nhất. Bố mẹ hãy thường xuyên giở sách và chỉ nhiều lần vào một hình ảnh để bé ghi nhớ, rất nhanh chóng bé có thể chỉ đúng vào hình ảnh nếu bạn hỏi lại bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể giúp bé hiểu được nghĩa của những từ thông dụng bằng việc gọi tên trong khi đang chỉ tay vào đồ vật trong sách.
– Bộ đồ chơi nhà bếp: bé sẽ hiểu biết thêm về những đồ vật sử dụng trong nhà hàng ngày, mẹ có thể chọn cho bé bộ đồ chơi nhà bếp quen thuộc, kể cả bé trai cũng có thể chơi với bộ đồ chơi này. chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc, các bé có thể nhớ tên của từng món đồ vật cũng như công dụng của chúng là để làm gì. Chẳng hạn như một chiếc muỗng, cái bát, cái thìa, cái nào để đựng đồ ăn và cái nào để chế biến thức ăn. Bé rất dễ bị hấp dẫn bởi những món đồ chơi vừa gần gũi lại vừa được thiết kế ngộ nghĩnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *